Cá chết do thiếu oxy và có thêm chất “đạm và lân”

Liên quan đến vụ hàng trăm bè cá chết bất thường trên sông Hậu, chiều 6-2, Sở Tài Nguyên - Môi trường tỉnh An Giang kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết.

cá lăng nha chết
Ông Nhàn lặng người bên đống cá Lăng Nha tiền tỉ vừa chết sáng nay 5-2 - Ảnh: BỬU ĐẤU

Trước đó, đầu giờ chiều 6-2, ông Huỳnh Trọng Nam, Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Tân cho biết, đến thời điểm này có 2 xã Long Hòa và Phú Lâm có cá chết hàng loạt từ ngày 4-2 đến nay.

Cụ thể, xã Long Hòa có 32 hộ với 90 lồng bè, vèo nuôi cá các loại, ước bị thiệt trên 15 tỷ đồng. Xã Phú Lâm có 12 hộ với 33 lồng bè, vèo nuôi cá bị thiệt hại nặng.

Trong đó thiệt hại 100% là 10 bè ở xã Phú Lâm mới đây. Chủ yếu bà con nuôi các loại cá: He, Mè Vinh, Điêu Hồng, Lăng Nha....

Trong khi đó, báo cáo số 221 của Sở Tài Nguyên - Môi trường công bố chiều nay 6-2 lại kết luận cá chết là do thiếu oxy.

Theo báo cáo này, hiện trường kiểm tra đo đạt ở nơi cá chết hàng loạt thì Oxy hòa tan (DO) rất thấp, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép là 1,57 lần. Còn chất đạm (NO2-) cao hơn quy chuẩn cho phép từ 2,6 – 11,2 lần. Còn chất Lân (PO43-) không cho phép tồn tại trong môi trường nuôi thủy sản nhưng lại phát hiện tồn tại từ 0,5 – 1,4mg/l.

Đoạn sông các hộ nuôi cá lồng bè, vèo xảy ra tình trạng cá chết trải dài khoảng 02 km từ cây số 9,5 đến số 11, ở ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa.

Do đó, các ngành chức năng tỉnh An Giang kết luận cá chết ở khu vực sông Cái Vừng là do thiếu oxy.

Đặc biệt, NO2- và PO43 - cao là môi trường thuận lợi cho tảo phát triển dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong nước (hiện tượng phú dưỡng nước).

Trong khi đó, những khu vực cá không chết do không có hiện tượng phú dưỡng xảy ra, mặc dù oxy thấp nhưng không có sự xuất hiện của NO2- và PO43-.

“Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn nhận định này cần kết hợp thêm kết quả phân tích thủy sinh vật (do tết nên không có đơn vị nào phân tích). Đáng chú ý là nguồn nước trước khi vào khu vực nuôi bè đã có hiện tượng phú dưỡng”, nội dung kết luận cho hay.

Báo Tuổi Trẻ, 06/02/2016
Đăng ngày 06/02/2016
Bửu Đấu
Dịch bệnh

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 09:52 10/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 10:30 06/05/2024

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 09:33 16/05/2024

Chế phẩm men vi sinh PONDTOSS™ xử lý môi trường nuôi thủy sản

Chế phẩm vi sinh vật PondToss™ hay Men vi sinh PondToss™ là sản phẩm thuộc thương hiệu Keeton - Mỹ, đạt Tiêu chuẩn Tepbac và được Tepbac phân phối chính thức trên thị trường Việt Nam.

Pondtoss
• 09:33 16/05/2024

Tép Bạc đưa thức ăn tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại châu Á về Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn cho tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Châu Á ở Việt Nam.

Thức ăn tôm Thái Union
• 09:33 16/05/2024

Cách nâng kiềm trong ao nuôi tôm nước ngọt

Trong việc quản lý ao nuôi nước ngọt, việc duy trì mức độ kiềm phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Tuy nhiên, đối với nhiều người nuôi, việc duy trì mức kiềm trong ao nước có thể là một thách thức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các phương pháp hiệu quả để nâng cao mức độ kiềm cho ao nước ngọt, giúp tạo ra môi trường sống lý tưởng cho tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 09:33 16/05/2024

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 09:33 16/05/2024